BREAKING
  • Enter Slide Title Here

    Curabitur ut dui lacus. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada. Curabitur ut dui lacus. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada.

  • Enter Slide Title Here

    Curabitur ut dui lacus. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada.

  • Enter Slide Title Here

    Curabitur ut dui lacus. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada. Curabitur ut dui lacus. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada.

  • Enter Slide Title Here

    Curabitur ut dui lacus. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Bài viết dự thi số 1: Tình đồng hương!

Hà Nội ùn tắc giao 
Trường tôi chật cổng, mỗi khi học về
                                       Ông Vinh canh cổng cầm que                                   
  Mấy thầy đứng để bắt trò sơ vin.


                 Nhớ cái hồi đấy, vào trường là phải sơ vin. Khổ ơi là khổ!
                 Nhớ cái hồi đấy, ra về còn phải sơ vin. Bực ơi là bực!
                 Nhớ có thế thôi à? Hì ! có lẽ nhớ có thế.

 Ra Hà Nội, chân ướt chân khô, cái thời còn khổ, cái thời chưa biết nói «  bán cháu cái bánh mì » mà nói « bàn chàu cài bành mì » nớ cũng xa rồi . Bây giờ cũng biết cái gọi là tiếng phổ thông. Rứa mà lại không thích nói vì nghẹo hết cả mồm, nói thì chậm, chẳng kịp cho cái đầu óc thông minh của người Nghệ An.  
     Ra Hà Nội, giao lưu người miền bắc, trừ mấy bà ngoa ngoa, mấy em cũng nói chuyện dể thương, cũng cởi mở. Nói chung người miền bắc được cái năng động, hòa đồng, sằng phẳng, mà được cái sằng phẳng luôn trong tình cảm. Rứa nên họ đoàn kết răng như mình được. Nhớ lần có thầy kể chuyện ông Lê Duẩn mời ông Mao Trạch Đông sang xâm lược Việt Nam có câu : quân của ông có thể qua Lạng Sơn, qua Hà Nội, qua Ninh Bình. Nhưng chắc chắn sẽ dừng lại ở Thanh Nghệ Tĩnh. Như thể đủ thấy sự đoàn kết của dân mình đến đâu,… đến cái mức mà ở miền nam các công ty tuyển dụng cứ đề biển là «  không tuyển Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh » vì cứ một người dân mình bị đuổi việc là cả đám lại ồ lên biểu tình, đình công. Đoàn kết cũng có cái khổ rứa đó.
     Ra Hà Nội, người mình được khen. Giỏi nì, cần cù, chịu khó, đoàn kết nì, … nghĩ thấy cũng tự hào… mà nhìn lại bản thân thấy mình … chắc người Lào. 
     Ra Hà Nội, đi mô cũng gặp người mình, 37, 38 cứ đây đường, nói quá chứ nói thật là cũng nhiều, một lớp 50 người thì cũng 10-15 người mình. Cứ như Bách Khoa nhà mình, nghe mấy đứa nói láo là : Nghệ An, Hà Tĩnh với còn lại, kèo gì cũng nhận. Từ đá bóng, half life, đế chế,…Tính ra cũng không hẵn là đất khách quê người nhỉ.Rứa mà đôi khi cũng không hẵn rứa, như mình, ở cái phòng trọ mà không có cái phòng mô hiểu từ « mô » ri, kiếm đứa mà làm chén cũng khó !
     Ra Hà Nội, đi học, có lương, nhà ngheo triệu rưỡi, bình thường hai triệu, giàu thì cũng chưa biết. Mà ngoài ni cái chi cũng đắt, ở còn phải thuê, rứa mà từng nấy cũng vừa đủ. Thật ra thì mấy cũng đủ, mà ít quá thì nợ, đến dịp lại xin cái học thêm tiếng anh, rứa mà học chi học nhiều đợt mà vẫn chưa qua. ( cái ni nói chung chung ấy nhá, mình không lừa như rứa ). Nói rứa chi, ở nhà, đi gắt, đi cấy, ăn cơm rau muống, tính ra so với ngoài ni cũng sướng, rau muống ở chỗ mình đôi đợt cũng 15k một bó. …đùa thôi….Nghĩ mà cũng thương bố mẹ ! ( câu ni lạc đề)Thực ra, mình đang nói đến tình đồng hương. Nói dân Nghệ Tĩnh nhiều, rứa mà quân Hà Tĩnh hấn toàn khen Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,… may là Nghệ An mình có bác Hồ,… rứa mà quân Nghi Lộc nói cũng có nghe được mồ. Nói chung là càng gần, càng có nhiều cái chung càng cùng lối sống, màu đất, nguồn nước, càng… thì càng thân, càng quý. Chúng mình cùng một mái trường, có thầy cô, có cây, có ghế đá, có những ngày cùng nhau học tập, có những ngày cùng nhau chơi cả trong giờ học, có những ngày cùng nhau đứng nhìn ông Vịnh, ngơ ngác, ngó xem thầy ở mô mà sơ vin, mà xuống xe,… Những kỉ niệm hồn nhiên của tuổi học trò. 
         Có vui : những giờ ra chơi
         Có buồn : những ngày phượng nở 
         Có sướng : những lần xuống phòng y tế
         Có khổ : những lần vào sổ đầu bài.

                                                  BẮC YÊN THÀNH

   Mái trường ấy, những kỉ niệm ấy, thầy cô, bạn bè, … chẳng có gì để nói, để tả, chỉ có một dòng cảm xúc, nó nhẹ nhàng mà sâu lắng, giản đơn mà mạnh mẽ,… Cũng nhớ thầy, nhớ cô, nhớ bạn, nhớ cái bàn, cái ghế, nhớ,… cũng gần như nhớ người yêu vậy !
      Cảm ơn, cuộc đời ban tặng cho mỗi người, khi sinh ra được đi học, qua trường này, lớp nọ, để mà có cái thời để nhớ, cái thời áo trắng học trò….
      Giờ đây, lớn rồi, cũng muốn hồn nhiên chứ, cũng muốn chơi chứ. Nhưng ai cũng chơi thì lấy cái gì mà ăn, mà mặc, mà xây cái nhà lầu, mà mua cái ô tô,… Cuộc sống là như vậy, chưa qua thì muốn qua, qua rồi lại nuối tiếc. Vài năm nữa lại đến cái ngày ngồi mà viết về một thời sinh viên.
      Ra Hà Nội, mấy em gái xinh xinh trường mình, được mấy anh quan tâm, rứa còn ngại ngại, tưởng mấy anh định tán phải. Đừng nghĩ rứa nhá ! Tình đồng hương mà.

Họ tên: Nguyễn Văn Tuấn
Khóa: 2006-2009
Trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội
Sđt: 01647188688
Lời nhắn nhủ: Nếu bạn không thể dislike thì hãy like!

Trường THPT Bắc Yên Thành- Một chặng đường phát triển mới

Nằm ở phía bắc huyện Yên Thành, địa bàn tuyển sinh của trường chủ yếu thuộc các xã miền núi như Lăng Thành, Mã Thành, Tiến Thành, Tân Thành, Hùng Thành, …đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, giao thông không thuận lợi, trắc trở…nhưng nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm cao, luôn coi trọng sự nghiệp trồng người nên thầy trò trường THPT Bắc Yên Thành đã gặt hái được nhiều thắng lợi lớn, tạo được tiếng vang trong tỉnh, luôn được phụ huynh, học sinh tin yêu, kính trọng, vị thế nhà trường ngày càng được củng cố, nâng cao.

Hiện nay, nhà trường có 98 cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 15 thạc sĩ, giáo viện dạy giỏi cấp tỉnh có 12 đồng chí, có 3 đồng chí có sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 4 cấp tỉnh, có 2 đồng chí đang theo học các lớp Cao học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm học 2010-2011, Chi bộ nhà trường tiếp tục được huyện uỷ công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh, nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, công đoàn trường được Liên đoàn lao động Nghệ An tặng bằng khen, là tổ ấm cho mỗi đoàn viên. Phong trào đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, đồng bào bị bão lụt, nạn nhân lèn Cờ ở xã Nam Thành được thực hiện tốt. Toàn trường đã ủng hộ em Nguyễn Thị Hường lớp 10C9, có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi bố mẹ, bị bệnh tim được hơn 13 triệu đồng. Nhiều đồng chí đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở như thầy Nguyễn Văn Ngoạn, thầy Nguyễn Bá Thuỷ, thầy Đặng Phúc Dũng; cô Nguyễn Thị Hà, Thầy Trần Văn Thẩm, Thầy Trần Vũ Tuân … có thành tích cao trong công tác chủ nhiệm như cô Lê Thị Thanh Hương, thầy Hoàng Thái Hoá; trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như thầy Nguyễn Công Nhuần (môn Vật lý), thầy Nguyễn Văn Trọng (môn Hoá), thầy Nguyễn Văn Thọ (môn Lý), thầy Nguyễn Quế Kỳ (môn Văn), thầy Phan Đức Hạnh (môn Sinh)…Tỉ lệ học sinh giỏi đạt cấp tỉnh thuộc tốp đầu của tỉnh, trong đó môn Lí khối 12 đứng thứ 2 toàn tỉnh, môn Hoá khối 12 đứng thứ 3, đặc biệt trong kì thi Olympic vật lí khối 11 trường có 3 em đạt giải, đạt tỉ lệ 100% số em dự thi (một giải nhất, 2 giải nhì), thi Olympic Tiếng Anh trên Internet đạt 2 giải nhất, 3 giải nhì, 2 giải khuyến khích. Một niềm vui lớn làm nức lòng thầy trò của trường là kết quả kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học Cao đẳng vừa qua. Số thí sinh đạt từ 27, 0 trở lên chưa cộng điểm ưu tiên khuyến khích, có 7 em, đứng thứ 2 toàn tỉnh (nếu không kể trường chuyên). Các lớp đậu cao như lớp 12A1 đậu ĐH nguyện vọng 1 trên 90 %, trong đó có những em đạt điểm cao (điểm bài thi) như em: Nguyễn Hải Tuyến thi vào ĐH Ngoại Thương Hà Nội đạt: 28,0 điểm; em Nguyễn Văn Trọng, ĐH Y Hà Nội: 28,0; em Nguyễn Bá Tú, ĐH Ngoại Thương Hà Nội 27,5; em Nguyễn Văn Sắc, ĐH Ngoại thương Hà Nội: 27,5;  em Phạm Minh Dũng, ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội: 27,5; em Nguyễn Văn Trung ĐH Ngoại Thương Hà Nội:27,0; em Phạm Văn Linh ĐH Y Hà Nội: 27,0…
Với việc siết chặt kỉ luật, luôn coi trọng công tác an ninh trường học, phát huy tối đa tinh thần tự học, sáng tạo, tăng phần ứng dụng, thực hành, tạo điều kiện cho các em học sinh tiếp xúc thật nhiều các dạng bài tập, trên hết là tình thương yêu học sinh, ý thức trách nhiệm cao, mỗi giáo viên luôn là tấm gương sáng của quá trình tự học, tự sáng tạo, chuẩn mực trong hành vi, lối sống… để học sinh noi theo nên thầy trò trường đã có một mùa quả ngọt, tiếp bước một chặng đường phát triển mới, đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập. Hi vọng năm học mới, nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, khắc phục mọi khó khăn, luôn nêu cao ý thức: có gian nan rèn luyện mới thành công, tiếp tục chinh phục những đỉnh cao tri thức. /.
                                                                                                                                                                                             Ths. Nguyễn Quế Kỳ

 
Copyright © 2013 Let's go
Design by FBTemplates | BTT
    Twitter Facebook Google Plus Vimeo Flickr YouTube