Hà Nội ùn tắc giao
Trường tôi chật cổng, mỗi khi học về
Ông Vinh canh cổng cầm que
Mấy thầy đứng để bắt trò sơ vin.
Nhớ cái hồi đấy, vào trường là phải sơ vin. Khổ ơi là khổ!
Nhớ cái hồi đấy, ra về còn phải sơ vin. Bực ơi là bực!
Nhớ có thế thôi à? Hì ! có lẽ nhớ có thế.
Ra Hà Nội, chân ướt chân khô, cái thời còn khổ, cái thời chưa biết nói « bán cháu cái bánh mì » mà nói « bàn chàu cài bành mì » nớ cũng xa rồi . Bây giờ cũng biết cái gọi là tiếng phổ thông. Rứa mà lại không thích nói vì nghẹo hết cả mồm, nói thì chậm, chẳng kịp cho cái đầu óc thông minh của người Nghệ An.
Ra Hà Nội, giao lưu người miền bắc, trừ mấy bà ngoa ngoa, mấy em cũng nói chuyện dể thương, cũng cởi mở. Nói chung người miền bắc được cái năng động, hòa đồng, sằng phẳng, mà được cái sằng phẳng luôn trong tình cảm. Rứa nên họ đoàn kết răng như mình được. Nhớ lần có thầy kể chuyện ông Lê Duẩn mời ông Mao Trạch Đông sang xâm lược Việt Nam có câu : quân của ông có thể qua Lạng Sơn, qua Hà Nội, qua Ninh Bình. Nhưng chắc chắn sẽ dừng lại ở Thanh Nghệ Tĩnh. Như thể đủ thấy sự đoàn kết của dân mình đến đâu,… đến cái mức mà ở miền nam các công ty tuyển dụng cứ đề biển là « không tuyển Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh » vì cứ một người dân mình bị đuổi việc là cả đám lại ồ lên biểu tình, đình công. Đoàn kết cũng có cái khổ rứa đó.
Ra Hà Nội, người mình được khen. Giỏi nì, cần cù, chịu khó, đoàn kết nì, … nghĩ thấy cũng tự hào… mà nhìn lại bản thân thấy mình … chắc người Lào.
Ra Hà Nội, đi mô cũng gặp người mình, 37, 38 cứ đây đường, nói quá chứ nói thật là cũng nhiều, một lớp 50 người thì cũng 10-15 người mình. Cứ như Bách Khoa nhà mình, nghe mấy đứa nói láo là : Nghệ An, Hà Tĩnh với còn lại, kèo gì cũng nhận. Từ đá bóng, half life, đế chế,…Tính ra cũng không hẵn là đất khách quê người nhỉ.Rứa mà đôi khi cũng không hẵn rứa, như mình, ở cái phòng trọ mà không có cái phòng mô hiểu từ « mô » ri, kiếm đứa mà làm chén cũng khó !
Ra Hà Nội, đi học, có lương, nhà ngheo triệu rưỡi, bình thường hai triệu, giàu thì cũng chưa biết. Mà ngoài ni cái chi cũng đắt, ở còn phải thuê, rứa mà từng nấy cũng vừa đủ. Thật ra thì mấy cũng đủ, mà ít quá thì nợ, đến dịp lại xin cái học thêm tiếng anh, rứa mà học chi học nhiều đợt mà vẫn chưa qua. ( cái ni nói chung chung ấy nhá, mình không lừa như rứa ). Nói rứa chi, ở nhà, đi gắt, đi cấy, ăn cơm rau muống, tính ra so với ngoài ni cũng sướng, rau muống ở chỗ mình đôi đợt cũng 15k một bó. …đùa thôi….Nghĩ mà cũng thương bố mẹ ! ( câu ni lạc đề)Thực ra, mình đang nói đến tình đồng hương. Nói dân Nghệ Tĩnh nhiều, rứa mà quân Hà Tĩnh hấn toàn khen Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,… may là Nghệ An mình có bác Hồ,… rứa mà quân Nghi Lộc nói cũng có nghe được mồ. Nói chung là càng gần, càng có nhiều cái chung càng cùng lối sống, màu đất, nguồn nước, càng… thì càng thân, càng quý. Chúng mình cùng một mái trường, có thầy cô, có cây, có ghế đá, có những ngày cùng nhau học tập, có những ngày cùng nhau chơi cả trong giờ học, có những ngày cùng nhau đứng nhìn ông Vịnh, ngơ ngác, ngó xem thầy ở mô mà sơ vin, mà xuống xe,… Những kỉ niệm hồn nhiên của tuổi học trò.
Có vui : những giờ ra chơi
Có buồn : những ngày phượng nở
Có sướng : những lần xuống phòng y tế
Có khổ : những lần vào sổ đầu bài.
BẮC YÊN THÀNH
Mái trường ấy, những kỉ niệm ấy, thầy cô, bạn bè, … chẳng có gì để nói, để tả, chỉ có một dòng cảm xúc, nó nhẹ nhàng mà sâu lắng, giản đơn mà mạnh mẽ,… Cũng nhớ thầy, nhớ cô, nhớ bạn, nhớ cái bàn, cái ghế, nhớ,… cũng gần như nhớ người yêu vậy !
Cảm ơn, cuộc đời ban tặng cho mỗi người, khi sinh ra được đi học, qua trường này, lớp nọ, để mà có cái thời để nhớ, cái thời áo trắng học trò….
Giờ đây, lớn rồi, cũng muốn hồn nhiên chứ, cũng muốn chơi chứ. Nhưng ai cũng chơi thì lấy cái gì mà ăn, mà mặc, mà xây cái nhà lầu, mà mua cái ô tô,… Cuộc sống là như vậy, chưa qua thì muốn qua, qua rồi lại nuối tiếc. Vài năm nữa lại đến cái ngày ngồi mà viết về một thời sinh viên.
Ra Hà Nội, mấy em gái xinh xinh trường mình, được mấy anh quan tâm, rứa còn ngại ngại, tưởng mấy anh định tán phải. Đừng nghĩ rứa nhá ! Tình đồng hương mà.
Họ tên: Nguyễn Văn Tuấn
Khóa: 2006-2009
Trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội
Sđt: 01647188688
Link facebook: https://www.facebook.com/sau.langtu.9
Lời nhắn nhủ: Nếu bạn không thể dislike thì hãy like!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét